Giao hào 1 & 2 (2023) – Trần Thị Hội – Sắp đặt – Installation art – Chất liệu tồng hợp – Mix media
Tác phẩm được lấy cảm hứng từ không gian đình Tú Thọ (số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội), nơi thờ cụ tổ nghề thêu lê Công Hành. Khi đến đình Tú Thị, ấn tượng nhất đối với mình là khu giếng trời nằm ở vị trí giữa không gian ngôi đình cổ. Ánh sánh từ thiên nhiên bên ngoài được xuyên thấu, chiêu rọi ánh sánh vào trong, những cơn gió nhẹ cũng luồn qua kẽ lá rung rinh, mang đến vẻ thoáng đạt, mát lành cho ngồi đình cổ. Mình cảm thấy đây như là nơi giao hòa của đất trời, của thiên nhiên và con người vậy! Quả thật vạn vật đều hữu duyên, xuất phát từ một sinh viên khoa Hội hạo, chuyên ngành Lụa của Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam, mình có sự rung động nhất định với không gian ngôi đinh, lại được tiếp xúc với Cụ Từ trông coi đinh - cụ Nguyễn Trọng Tính, sự nhiệt tình, thông tuệ của cụ đã giúp mình cảm được sự gần gũi, thanh lịch của con người nơi Phố cổ. Sau đó, mình lại may mằn được kết nối chị Trang, chị Lan (cáu dòng dõi của cụ Lê Công Hành - cụ tổ của nghề thêu), chị là người sáng lập ra Tú Thị Hand Embroidery tọa lạc tại 23 Hàng Thùng và 78 Hàng Gai, mình đã các chị động viên, hỗ trợ và truyền cảm hứng thật nhiều cho ý tưởng của dự án. Đặc biệt, mình đã được gặp gỡ và trực tiếp trò chuyện, làm việc với các nghệ nhân thêu tay truyền thống Tú Thị tại làng nghề truyền thống Quất Động (Thường Tín, Hà Nội). Được tiếp xúc trực tiếp với con người và công việc của các chị, mình thực sự trân quý và thích thú với từng đồ vật, dụng cụ thêu, mình yêu từng đường nét nụ cười dân dã của các chị. Vẻ đẹp của con người là đây và đây cũng chính là những người thối hồn cốt và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống Việt. Với tất cả sự tống hòa đó, ý tưởng của tác phẩm đã được mình hình thành và thực được bày ở cánh trái trong không gian Giêng trời của ngòi đình. Bên trái, với tác phẩm sắp đặt hình tròn, tượng trưng cho Trời, bên phải với tác phấm sắp đặt hình vuông tượng trưng cho Đất. Hai bên kết hợp nẳm trong giữa đình, chuyển động treo giữa không gian, gống như sự gioa hòa của trời và đất, nơi tinh hoa văn hóa hội tụ và gia thoa. Cùng với đó, bên dưới tác phẩm sắp đặt Tròn là 30 tác phẩm thêu tay vơi các nét thêu hoa lá, chim muôn, bắng các kí thuật khác nhau do các nghệ nhân của cong ty Thêu tay Tú Thị được lồng trong khung thêu và sắp đặt theo chiều thẳng đứng như những giọt sương long lanh trong buổi bình minh, hiện lên lấp lánh thể hiện vẻ đẹp thanh khiết của thiên. Bên dưới tác phẩm sắp đặt vuông là 30 tác phẩm bức vẽ kí họa của mình về các dụng cụ, đò vật được sử dụng khi thêu tay truyền thống, và về những đôi bàn tay đang thêu - nơi thổi lình hồn cho những sợi chỉ đa màu sắt liệu thành các tác phẩm vãn hóa tuyệt đẹp - chính là đôi bàn tay của các nghệ nhân làng Quất Động - chiếc rốn của làng nghề tay thêu truyền thống. Các bức vẽ kí họa đó là cảm xưc thật của mình, trực họa trong quá trình quan sát, nhình quan sát, nhìn ngẳm và trò chuyện với các chọ, các bức vẽ ấy được mình in lên mica đế tạo độ trong suốt như những tấm kính phản chiếu đời sống rất thực của những con người mộc mạc và vẻ đẹp bình dị của người lao động. Thiên nhiên và con người giao hòa, trời và đất hòa hợp, được tôn vonh trong không gian linh thiêng của ngôi định cổ - Tú Thị Đinh - còn điều gì tuyệt vời hơn để gìn giữ và phát triển di sản hóa Việt Nam!?
Vuông : cạnh hình vuông ngoài 60 (cm), hình vuông trong cạnh 50 (cm), 3à tác phầm sawfp đặt in tranh kí họa trên mica hình vuông cạnh 10 (cm)