Hanoi 1920 – 1929 La Rue paul Bert

Rei Paul Bert – phố Tràng Tiền đàu thập niên 1920 nhìn về hướng Hồ Gươm, đoạn ngã ba phố Nguễn Khắc Càn ngày nay. Bên tay phải chính là nhà in IDEO (Imprimerie d’Extrême-Orient, nhà in Viễn Đông) và bên tay trái là khách sạn Hanoi (ngày nay là khách sạn l’Opera Hanoi – Mgallery). Vào thời điểm này, tòa nhà của nhà in IDEO tại số 24 mới chỉ có 2 tầng. Phố Tràng Tiền mang đặc trưng một phố thương mại với lối kiến trúc phổ biến là Tân Cổ điển và có hàng hiên che nằng hệ mái sắt uốn hoặc cột trụ sát mép vỉa hè. Phương tiện giao thông chủ yếu là xe tay số ít xe hơi.

Bảo tàng Louis Finot, thập niên 1930

Bảo tàng Louis Finot của Trường Viễn Đông Bác Cồ (EFEO) khoảng cuối thập niên 1930. Được khánh năm 1931, tòa nhà trưng bày các cổ vật của các xứ thuộc địa Đông Dương, được xem như công trình tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc Đông Dương với điềm nhấn là tháp hình bát giác có các lớp mái lợp ngói và các con sơn kiểu đấu củng đỡ mái, mang dáng dấp gác chuông chủa Keo (Thái Bình) có từ thế kỷ 17. Lối vào có dạng tam chùa miền Bắc, trong khi đó các trang trí mang phong cách Art Deco kết hợp các hoa văn chữ Vạn cách điệu. Bảo tàng được EFEO bàn giao cho chính phủ Việt Nam năm 1958, ngày nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Đại Học Đông Dương, thập niên 1930.

Trường Đại học Đông Dương thập niên 1930. Được thành lập ngày 16/5/1916, hình thành từ trường đại học duy nhast của thuộc địa Pháp ở Đông Dương thay đổi quy mô nhiều lần, và mang tên Đại hịc Việt Nam từ 1945. Tòa nhà giảng đường chính trên phố Bobillot (Lê Thánh Tông) khành năm 1928, được KTS Ernest Hébrard điều chỉnh từ một thiết kế phong cách Tân cổ điểm thành một công trình đặc trưng phong cách Đông Dương, với hệ mái ngói và gác cao gợi hình ảnh các kiến trúc chùa Việt Nam. Công trình có nhiều trang trí kết hợp các hoa văn Pháp và Á Đông trên các cánh cửa, phù điêu, gạch

mosaic lát sàn. Cùng với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trụ sở Bộ Ngoại giao, Viện Vệ sinh dịch tễ, đây là một công trình điển hình cho thành tựu của phong cách kiến trúc Đông Dương gắn với quy hoạch Hà Nội đầu thế kỷ 20.

Rạp Cinema Palace, 1930

Rạp Cinema Palace ở số 42 Rue Paul Bert thập niên 1930. Được xây năm 1924, rạp chiếu phim mang phong cách Tân cổ điển với mặt tiền dạng vòm cuốn vỏ sò gợi nhớ các cung triển lãm và rạp chiếu phim ở Pái thời kỳ Belle Epoque (1871-1914), thời hoàng kim của chủ nghĩa thực dân Pháp.

Ngã tư Tràng Tiền – Hàng Bài, 1930

Ngã tư Tràng Tiền – Hàng Bài cuối thập niên 1930: Đối thoại giữa kiến trúc Tân cổ điển và Modernist. Đây cũng chính là ngã tư hiện đại đầu tiên mà người Pháp thiết lập ở Hà Nội vào năm 1885. Tòa nhà bên phải – Bách hóa Godart, tức Bách hóa Tổng hợp sau này và Tràng Tiền Plaza ngày nay – là trung tâm thương vẫn giữ phong cách kiến trúc Tân cổ điển với các mái vòm và gác đồng hồ hoa mỹ, trước khi sửa chữa mang phong cách mới vào đầu thập niên 1940. Trong khi đó, tòa nhà tổ hợp văn phòng thương mại (93 Đinh Tiên Hoàng) ra đời năm 934, có phong cách kiến trúc Moderrnist pha trộn Art-Deco, phản chiếu phong cách tương lai của tòa nhà bafch hóa đối diện.

Rạp Variètes năm 1933

. Rạp chiếu bóng này nằm ở vị trí vườn hoa ngã ba Đinh Tiên Hoàng và Hàng Dầu, cạnh đền Bà Kiệu, ban đầu có tên Pathé, là rạp chiếu phim đàu tiên của Hà Nội từ năm 1920. Rạp chỉ tồn tại đến cuối thập niện giáo sĩ Alexandre de Rodes với công cuộc hình thành chữ quốc ngữ được xây dựng tại đây. Năm 1984, nhà bia thay thế bằng tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Trung Tâm Hà Nội, 1934

Kkoong ảnh khu vực trung tâm Hà Nội khoảng ngay trước năm 1934. Thời điểm này được xác định nhờ vị trí tòa nhà tổ họp văn phòng thương mại 93 Đinh Tiên Hoàng đang xây dựng, trong ảnh nằm ở vị trí ngã tư gowc Đông Nam hồ Gươm. Tòa nhà in IDEO nằm ở góc dưới bên phải ảnh cho thấy chiều cao nổi bật và hình thức kiến trúc hiện đai so với xung quanh. Sự tương phản về khối tích giữa các tòa nhà khu phố Pháp ở phía Nam và khu phố bản địa (“khu 36 phố phường”) ở phía Bắt rất dễ nhận ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *