Dặp Dài Vàng son

Nếu có con đường nào tiêu biểu cho sự biến thiến của Thăng Long - Hà Nội trong vòng vài thế kỷ qua, đánh dấu quá trình từ một thành thị cổ phương Đông chuyển hóa sang một thành phố hiện đại, Tràng Tiền xứng đáng nhất.
Hình thành từ sự ra đời của quần thể phủ chúa Trịnh từ cuối thế kỷ 16 bên bờ hồ Hoàn Kiếm, gắm với một giai đoạn hoàng kim của Thăng Long - Kẻ Chợ. Bản bi ký ở đền Ngọc Sơn còn ghi: "Hồ Hoàn Kiếm này đời xưa rất lớn, từ đời Lê trung hưng về sau chở đất về lấp làm đường xe chạy cho suốt đến Long Lâu ở Nhĩ Hà, nửa hồ bên hữu gọi là Hữu Vọng, nửa hồ bên tả gọi là Tả Vọng". Con đường đó chính là trục Hàng Khay - Tràng Tiền ngày nay. Tràng Tiền là tên xưởng đúc tiền của triêu đình thời Nguyễn, là cái tên quen thộc cho con đường vốn có nhiều tên khác nhau. Con đường từng mang tên Hàng Khảm, rắn với Bert" thời Pháp thuộc và "phố Pháp Quốc" thòi tạm chiếm, nối khu Nhượng địa ở bờ sông Hòng ở ngoài vào trung tâm thành phố.
Ngay từ khi người Pháp xây dựng Hà Nội từ năm 1885, Tràng Tiền chính là con đường đầu tiên vạch nên mốc số 0 của một đô thị hiện đại cũng thứ đầu tiên: con đường rộng 18m được rải đá đầu tiên cho ô tô đi, có biển phố đầu tiên, xưởng đồ uồng, hiệu bánh mì, cửa hàng kim khí, khách thành năm 1911 đã tạo ra điểm mốc lấy phố Tràng Tiền làm trục chính nhình thẳng vào mặt tền, gợi nhớ khung cảnh Paris với những đại lộ tụ hội ở quảng trường hình ngôi sao. Các hiệu sách, nhà triển lãm và nhà in đã làm nên ánh hào quang của phố Tràng Tiền trong suốt thế kỷ 20, đưa nơi này thành trung tâm của ánh sáng tri thức và văn hóa của Hà thành.
Ngày nay, Tràng Tiền vẫn là con đường "Tây" nhất Hà Nội, xuyên qua những thế kỷ thăng trầm của lịch sử, giữ được nét phồn hoa trong điện mạo kiến trúc lẫn hoạt động thương mại, để rồi địa danh đã trở thành một tính từ gợi nên cả một dặm dài của vàng son phố lớn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *