Nhà in IDEO, 1940

Tào nhà IDEO thập niên 1940. Xe hơi đã xuất hiện nhiều, cho thấy mức độ sang trọng của tuyến phố Tràng Tiền. Nhà in IDEO là nói in những ấn phẩm cao cấp nhất tại Hà Nội và Bắc Kỳ.

Phố Tràng Thi, 1940

Phố Tràng Thi khoảng thập niên 1940. Tên Tràng Thi để chỉ khu vực trường thi hương của nền khoa cửa Nho học thời Nguyễn của khu vực từ Thanh Hóa trở ra Bắc cho đến năm 1879. Sau khi trường thi hương bị bỏ, người Pháp dùng làm đất xây trụ sở phòng Thương mại và Canh nông Bắc Kỳ. Năm 1919, công trình được chuyển làm Sở lưu trữ và Thư viện trung ương Đông Dương, nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam. Phố Tràng Thi thời Pháp có tên là Rue du Camp des Lettes, rồi Rue Borgnis

Desbordes, thời tạm chiếm lấy tên Mỹ Quốc (Tràng Tiền). Có thể thấy như trên ảnh, trước đây Tràng Thi là đường hai chiều.

Phố Hàng Bạc, 1940

Phố Hàng Bạc thập niên 194à. Đoạn phố này ở khoảng gần ngã tư với Hàng Đào, thể hiện các hình thái kiến trúc khác nhau: nhà một tầng mái ngói ta bít đốc đầu hồi, có gác chồng diêm và tường ngăn ra sát mép vỉa hè thời trước Tây có điển, Art-Deco và Modernist với hoa văn khối hình học, ô vẳng. Tòa nhà có hình thức hiện đại màu sáng ở gữa ảnh hiện vẫn còn giữ kiến trúc này – số nhà 130.

Cây xăng texaco đường đê Yên Phụ, 1940

Cây xăng ở bến xe trên đường đê Yên Phụ năm 1940. Bến xe này từng có tên Nứa, nay là bến xe buýt Long Biên. Cây xăng mang biển hiệu của hãng Texaco, một hãng xăng dầu Mỹ, với lối kiến trưc nhà trạm khung kính thép tân kỳ, tương phản với hàng rào nứa, chiếc xe khách cũ kỹ và cây cầu Long Biên đã có tuổi đời gần bốn mươi nãm. Ảnh của Harrison Forman, nhà báo Mỹ.

Cầu Long Biên, 1940

Cầu Long Biên 1940. Bức ảnh này cho tháy sông Hồng bắt đầu đổi dòng về bên tả ngạn (phía Gia Lâm) và phần giáp nội thành đã hình thành bãi bồi rộng. Năm 1938, phong trào Nhà Ánh Sáng do Tự lực văn đoàn chủ trương tiến hành dự án xây dựng khu nhà cho người nghèo ở bãi Phúc Xá. Dần dần khu vực ngoài đê đông cư dân, mặc dù sông Hồng nhiều lũ lụt hàng năm cho đến khi thủ điện Hòa Bình hoạt động năm 1989. Ảnh: Harrison Forman.

Hồ Gươm, 1940

Hồ Gươm năm 1940. Nằm ở khoảng chếch về phía nam của hồ Gươm, Tháp Rùa được xây khoảng năm 1886 trên gò Quy Sơn, tương truyền do Bá hộ Kim, một cự phú đương thời, xây đề đặt mộ của song thân, song không thành. Gò đất này vốn là nền cũ của cung Thụy Khánh của phủ chúa Trịnh trươc năm 1786, có nhiều rùa bò lên nên mang tên Quy Sơn và trở thành tên của Tháp Rùa. Tháp có hình thức pha trộn giữa một tháp Phật giá phương Đông với mái cong đắp rồng và hai tầng bên dưới xây kiểu trụ và vòm cuốn nhọn giống nhà thờ Gothic, giống phong cách Nhà thờ Lờn xây cùng thời.

Năm 1894, người Pháp đặp một bản sao tượng Nữ thần Tự Do (“bà đầm Nông). Năm 1952, các tượng này được nung chảy và đưc thành tượng Phật A Di Đà đặt tại chùa Ngũ Xã, là phô tượng đồng lớn nhất Việt Nam thời báy giờ.

Phố Tràng Tiền, 1940

Phố Tràng Tiềng khoảng thập niên 1940. Xích lô lúc này đã phổ biến, dần thay thế xe tay kéo. Tòa nhà văn phòng thương mại 93 Đinh Tiên Hoàng mang phong cách Modernist kết hợp Art-Deco ở các chi tiết khối ban công hình lục lăng, các diện tường tạo sọc mảnh và họa tiết phù điêu đầu cột hình hoa lá, tia mặt trời, vân mây, sóng nước. Hệ mái hiên có các ô vuông lắp kính màu, sau này Bách hóa Tổng ở đối diện được cải tạo cùng phong cách cũng phát triển hình thức trang trsi tương tự.

Hotel et café de la Paix,1940

Dãy phố Tràng bên số lẻ nhìn về Bách hóa Godart khoảng năm 1940. Hotel et café de la Paix, nay là Kem 35 Tràng Tiền, tiếp đó là các cửa hàng và Nhà thông tin số 45 với hàng cột hiên sát mép vỉa hè. Đặc trưng của via hè Tràng Tiền là có chiều rộng để các quán kê bàn ghế cho thực khách ăn uống, một phong cách đặc trưng của café ở Paris.

Phố Hàng Bài, 1940

Phố Hàng Bài thập niên 1940. Đoạn phố trước cửa nhà bách hóa Godard được xây mái hiên với hàng cột giống phố Tràng Tiền, tồn tại cho đến khi Tràng Tiền Plaza được xây mới khánh thành năm 2001. Bách hóa vốn nổi tiếng vì các hàng hóa xa xỉ thời Pháp được trưng bày ở các cửa kính lớn dọc vìa hè. Đây cũng là nơi phụ nữ cập nhật thời trang. Vào thập niên 1940, mốt tóc phi đê (frisé/quăn) đã bắt đầu phổ biến nhớ máy và thuốc làm tóc được nhập về, bên cạnh lối tóc “lưỡi trai” và cặp trễ ngang lưng thịnh hành (phần tốc mái được chải lật lên giống lưỡi trai). Hai phụ nữ trong ảnh mặc một chiếc áo cánh bên trong rồi mới mặc áo dài ra bên ngoài, kín đáo hơn sau này.

Khách sạn Metropole, 1940

Khách sạn Metrepole thập niên 1940. Một quảng cáo khách sạn trên báo Pháp đương thời cho biết: “Các sảnh và salon của khách sạn là rendez-vous (điểm hẹn) của giới thượng lưu Hà Nội. Các món ăn ở đây do một đầu bếp Pháp phụ trách được đánh giá rất cao, và hầm rượu của nó cũng vậy. Khách sạn có 120 phòng, trong đó 10 phòng hạng xa xỉ, có thang máy, cửa sổ có màn chống muỗi và các tiện nghi phòng tắm hiện đại. Ở đây có trà chiều cùng âm nhạc và sau bữa tối có tiệc khiêu vũ, thực khách được thưởng thức hòa nhạc và thậm chí cả một rạp chiếu phim” (L’Indochie Moderne, Paris). Đây là nơi chiếu phim đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 3/6/1916.

Khu phố nhà Tây mới, 1940

Khu phố nhà Tây mới thập niên 1940. Giai đoạn này các công trình mang phong cách chủ nghĩa hiện đại (Modernist) được ưa chuộng, trong đó các biệt thự được xây nhấn mạnh vào tổ hợp làm mổi rõ các khối hình học le, nhấn manh các băng ngang của ban công, ô văng (tấm cắng) và sê nô (máng thoát nước mái). Các trang trí lế thùa hình thức Art-Deco cùng một số chi tiết đuồng tròn của ban công và bậc cấp. Một số nhà có dàn hoa (pergola) trên mái và tường rào bằng hoa Godard ở Hà Nội hay khách sạn Palace ở Đà Lạt và Nhà hát Lớn Sài Gòn do chủ trương của Toàn quyền J. Decoux. Các biệt thự trong ảnh có lẽ là khu vực phố Lê Hồng Phong và Bà Huyện Thanh Quan ngày nay, là khu phố Tây mơi hơn khu phía nam Hồ Gươm. Ảnh: Harrison Forman.

Reu Paul Bert, 1940

Rue Paul Bert sau năm 1940, khi Chiến tranh thế giơi lần thứ Hai đã bùng nổ, Pháp đàu hàng Đức và Nhật tiến vào chiếm đóng Đông Dương. Góc ảnh ở ngã ba phố Nguyễn Xí ngày nay, với nhà in Taupin (nay là Tổng cổng ty Sách Việt Nam, số 44 Tràng Tiền) có các cửa kính dán hoa giấy chống vỡ do sức ép của bom Đồng Minh oanh tạc các cơ sở quân sự của Nhật. Các công trình khiến trưc được xây mới hoặc cải tạo theo hướng phong cách Art-Deco hoặc Modernist với các mặt tiền vuông vức, ít trang trí. Xe kéo vẫn còn phổ biến song đã có xích lô dần thay thế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *