Cầu Long Biên, Thập Niên 1950

Cầu Long Biên hướng nhìn về nội thành đầu thập niên 1950. Có thể thấy dáng cầu còn nguyên vện và hệ thống đê chưa cao cũng chưa có nhà dân ở ngoài đê như ngày nay. Các công trình nổi bật như tháp nước Hàng Đậu hay tháp chông nhà thờ Của Bắc nổi lên rõ trên nền cây xanh và nhà thấp tầng.

Một Vài góc phố Hà Nội, khoảng đầu thập niên 1950

01. Phố Hàng Mắm năm 1952. Hàng Mắm là một phố ngắn, vốn hợp từ hai đoạn phố Hàng Trứng beeng ngoài cửa ô Ưn Nghĩa (còn gọi là ô Hàng Mắm, nay ở ngã tư với phố Nguyễn Hữu Huân) và Hàng Mắm phía trong nối với Hàng Bạc. Người bán thường đựng các thứ mắm trong các chum, vại, chậu sành và thùng gỗ, dần dà phố bán các loại đồn sành, đất nung nhiều hơn. Ảnh do George Azambre, giáo sư sử địa trường Albert Sarraut chụp.
02. Phố Hàng Đường khoảng 1951-1952, nhìn về nhìn về phía Hồ Gươm. Lúc này tuyến phố đã là đường một chiều, trong khi tàu điện chạy hai chiều từ Bờ Hồ lên Bưởi. Trong hình các ngôi nhà bên trái có phong cách kiến trúc hiện đại (modernist), nét đặc trưng của nhà cửa thập niên 1950.
03. Phố Hàng Bạc 1953. Nhữ thích trên bức ảnh, phố có tên Pháp là Rue des Changeurs (phố Những người đổi tiền). Đây là một trong những phố sầm uất tiêu biểu của khu phố cổ với dân cư làm nghề kim hoàn đa số xuất thân quê gốc hai làng Châu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình) và Định Công (Hà Nội). Ngôi nhà thứ hai bên phải là số 86, trong 60 ngày đêm từ 19/12/1946 đến tháng 2/1947, các chiến siix cảm tử Liên khu I đã đóng sở chỉ huy tại đây. 
04. Phố Mã Mây năm 1952. Đây là một phố ghép từ Hàng Mã (khác với Hàng Mã phía Đông khu phố cổ) và Hàng Mây. Phố có hình dáng đường quai vạc, có thể là vết tích một con đê sát bờ sông Hồng. Do sát bờ sông nên phố tập trung nhiều cửa hiều buôn bán sát khu phố người (phố Cờ Đen) do lính Cờ Đen từng đóng tại đây khoảng năm 1883. Ảnh : George Azambre.

Ngũa tư Tràng Tiền – Ngô Quyền, 1950

Ngã tư Tràng Tiền – Ngô Quyền đầu thập niên 1950. Nhiều xe nhà binh chạy trên đường phố, trong khi cảnh quan không thay đổi nhiều so với hai thập niên trước.

Tràng Tiền, 1950

Tràng Tiền khoảng năm 1950, với những chiếc xe jeep nhà binh trên phố. Xe jeep do Mỹ viện trợ quân sự cho Pháp, cho thấy mức độ ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á.

Nhà hát Lớn, 1950

Nhà hát Lón nám 1950, nơi diễn ra các chương trình biểu điễn nghệ thật lẫn các cuộc họp lớn đương thời. Xây dựng từ năm 1901 và khánh thành năm 1911 trên vị trí cửa ô Tây Long (Cựu Lâu) cũ, nhà hát có 870 chỗ, mang phong cách kiến trúc Tân cổ điển đế chế Pháp, án ngữ trục phố Tràng Tiền và quảng trường có các đại lộ tỏa ra nhirfu hướng như ngôi sao nhiều cánh, ảnh hưởng từ phong cách quy hoạch đô thị của Haussmann ở Paris thập niên 1870.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *