Texte original de l’exposition de l’epoque indochinoise et sa fin.

Sử Ký một Tuyến dường qua hình vẽ và bản đồ

Sự biến thiên của khu vực phía vực phía nam Hồ Hoàn Kiếm thế kỷ 15-20

Khu vực phỉa Nam hố Hoàn Kiếm chứng kiên nhũng sự biến đổi theo đúng nghĩa "bãi bể hóa nương dâu", có thể khảo sát qua một số bản đồ và hình vẽ. Đây là những bản đồ tính từ thời Lê, Kế thừa bản đồ thời Hồng Đức (1490), bắt đầu tù bản đồ thời các chúa Trịnh lập phủ ở khu vực hồ Hoàn Kiếm sau năm 1592 khi Thăng Long hình thành một hình thái quyền lực co cả vua và chúa. Vua Lê ngự trong Hoàng thành, còn chúa Trịnh lập phủ ở khu vực hồ nuowfc lowsng được ngăn đôi thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng, trong đó Tả Vọng còn có tên là Hoàn Kiếm. Con đường ngăn đôi hồ này, địa đểm 24 Tràng Tiển ngày nay được đánh dấu bẳng chấm đỏ.

Cartographie – Bản đồ

Nhà Hát Lớn Mùa hè 1930

Nhà hát Lớn trưa hè tháng Sáu 1930. Những thập niên đầu tiên, do không có điều hòa không khí, nhà hát chủ yếu mở cửa hoạt động vào mùa thu cho đến mùa xuân để tránh nóng. Mùa hè gần như đóng cửa.

Gọi tên chốn danh hình hội tụ.

Thăng Long - Kẻ Chợ đã có tuổi đời trên 1000 năm, được hình thành trên cơ sở thành Đại La có từ thời là An Nam đô hộ phủ của nhà Đường, gắn với khu vực ngã ba sông Hồng và sông Tô Lịch. Là kinh đô của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Thăng Long được xây dựng gồm khu vực Hoàng thành và khu vực phố thị buôn bán mà dân gian quen gọi là "36 phố phường" - mỗi phố bán một loại hàng nhất đinh với tên gọi "phố Hàng". Khu vực nôi thành cũ nằm trong vòng là thành dài 15 km, ngày tương ứng với đường vành đai I, được đắp qua nhiều thời, mở ra 21 cửa ô, dẫn ra các bến sông Hông và các tuyến đường đi ra tứ trấn (kinh Bắc, Hải Đông, Sơn Tây, Sơn Nam).
Hoàng thành Thăng Long đã thay đôei quy mô khi nhà Nguyễn đóng đô ở Huế, và Thăng Long (sau đó đổi tên là Hà Nội từ 1831) chr còn giữ vai trò Trấn thành phía Bắc, song khu vực buôn bán vẫn mang tê Kẻ Chợ, trở thành trung tâm giao thương của châu thổ sông Hồng, với các khu nhà thấp tầng kiểu nhà ống dọc các tuyến đường nhỏ hẹp ven sông.
Trở thành đất nhượng địa của Pháp sau các Hòa ước 1884 và Đạo dụ 1888, Hà Nội được quy hoạch trở thành một thành phố kiểu phương Tây, gồm khu phố mới cho người Pháp ở phía Nam hồ Hoàn Kiếm, vời trục phố Tràng Tiền là điểm bắt đầu. Hồ Hoàn Kiếm được quy hoạch thành một "gạch nối vui tươi giữa khu phố người bản xứ với khu phố Pháp", để rồi các công trình mộc lên khiến Hà Nội có dáng dấp một thành phố Pháp. Các trào lưu kiến trúc quốc tế được áp dụng đã biến cải bộ mặt Hà Nội, từ Tân cổ điển (neoclassecal) đến ART Deco từ kiến trúc Đông Dương kết hợp Pháp - Á đến các tưu hiện đại (moderniste).
Kung cảnh phố xá Hà Nội qua hơn nghìn năm biến giờ đây gơi gọn trong dấu ấn của một thế kỷ rưỡi trở lại. Đan xen cũ và mới, rêu phong và hiện đại, ta và Tây, các ngôi nhà Hà Nội có thể khiến du khách ngỡ ngàng khi thấy chúng trên cùng một tuyến phố. Khu phố cổ buôn bán theo phường hội còn lại những tên phố "Hàng", những cao ốc chọc trời hiện đại, tất cả như một phức hợp lộn xộn mà đầy nhịp điệu sống, không thôi kích thích khám phá. Náo nhiệt là thế, Hà Nội vẫn dành những khoảng lặng cho người ta thong dong trải nghiệm lịch sử - văn hóa cổ kim.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *